Có thể bạn quan tâm: Túi ngủ cho bé yêu và những điều bạn cần biết
Ngay từ khi mới chào đời, bé thể hiện sự đói, khát, nóng, đau đớn, sợ bỏ rơi…. bằng tiếng tiếng khóc oe oe. Chừng 18 tháng, khi bập bẹ tiếng nói đầu tiên, bé khóc chủ yếu là sẽ phản đối ý muốn của cha mẹ. Khi lên 6-7 tuổi, nước mắt thể hiện nỗi buồn, ...
- 1 tháng tuổi: Bé khóc vì đói hoặc không có cảm thấy thoải mái. Ti mẹ hoặc bình sữa ấm có thể làm bé ngừng khóc ngay lập tức.
- 2 tháng tuổi: Trẻ khóc để thu hút sự chú ý của mẹ. Tiếng khóc rõ ràng khác nhau tùy theo nhu cầu của trẻ, bạn chỉ cần quan tâm, choi cùng bé, nói chuyện với bé là bé sẽ nín.
- 3 tháng tuổi: Trẻ khóc vì vui sướng và ngôn ngữ này đã bớt đi dần. Hầu hết các trẻ nhìn thấy bình sữa là im ngay và học cách vui đùa với món đồ này.
- 4 tháng tuổi: Trẻ có thể khóc vì buồn nhưng lại cười nắc nẻ khi bị cù nhẹ. Các đồ vật để trẻ cắn và phát ra âm nhạc giúp trẻ yên tâm và chịu nằm trong nôi nằm một mình trong nôi.
- 5 tháng tuổi: Trẻ không thích nằm một mình, thỉnh thoảng khóc đêm, biết chọn thú nhồi bông yêu thích và sợ mẹ rời xa.
- 6 tháng tuổi: Trẻ khóc khi bị lấy mất đồ chơi, khi đòi lẫy, đòi ngồi, trẻ khóc vì mệt mỏi, khi bị giật mình vì những tiếng động mạnh hoặc do ngủ không đẫy giấc. Những chiếc răng đầu tiên nhú lên, khiến trẻ cảm thấy bứt rứt hay quấy
- 7 tháng: Trẻ khóc vì đòi bế và hiểu rằng bố mẹ có thế không đáp ứng tiếng khóc nên im bặt và hoàn toàn thất vọng. Trẻ đang giai đoạn không ổn định tình cảm nên có thể vừa khóc đã có thể cười nắc nẻ. Trẻ thích được “giao lưu” với mọi thành viên trong gia đình.
- 8 tháng: Trẻ khóc khi gặp người lạ hoặc người quen nhưng bé không ưa. Trẻ đã hiểu được ý nghĩa của từ “không”, khóc thét lên trước một mệnh lệnh nào đó và rất thích trò chơi ú òa.
- 9 tháng: Trẻ khóc khi bị la mắng, khóc vì sự tức giận của người lớn, khóc khi bị ngã đau.
- 10 tháng: Trẻ bắt đầu hiểu một số lệnh cấm, không thích nằm khi tỉnh giấc và thể hiện sự khó chịu của mình bằng tiếng khóc ngằn ngặt.
- 11 tháng: Trẻ không thích nằm hay một chỗ nên hay khóc đòi bế hoặc đòi dắt tay đi.
- 12 tháng: Bé hiểu được ý nghĩa của từ “không”, nổi cáu khi những bước đi chưa vững làm bé ngã, khóc khi bị phật lòng và ghét các thay đổi tình huống đột ngột,
15 tháng: Bé bắt đầu giai đoạn chống đối đầu tiên, có thể khóc to để thể hiện rằng không thích cho mẹ tắm hoặc làm một việc gì đó giúp bé.
18 tháng: Các bữa ăn trở nên rắc rối, trẻ thích khám phá tất cả và đôi khi làm điều dại dột và các chuyên gia gọi đó là “tuổi của mọi nguy hiểm”. Cách tốt nhất là không bao giờ rời mắt khỏi bé.
21 tháng : Trẻ thích leo cầu thang, thường xuyên tỉnh giấc và đôi khi bướng bỉnh không thích đi ngủ.
2 tuổi: Trẻ gây chiến để giành đồ chơi, cào cấu, túm tóc bạn và nhận được những gì tương tự từ những trẻ cùng tuổi. Ở tuổi này, trẻ không muốn chia sẻ bất cứ thứ gì. Chúng thường bùng nổ tức giận, luôn tỏ thái độ chống đối người thân, khóc khi phải xa bố mẹ, sợ bị bố mẹ bỏ rơi. Liều thuốc cắt tiếng khóc chính là những câu chuyện kể.
2 tuổi rưỡi: Trẻ sợ giấc ngủ, sợ những chiếc mặt nạ hay các chú hề, sợ tiếng động trong đêm. Một chiếc đèn ngủ xinh xắn sẽ mang lại cảm giác yên ổn cho bé trước khi chìm vào giấc ngủ.
3 tuổi: Trẻ độc đoán và nổi cáu nếu không nhận được điều chúng muốn, sợ bóng tối và những con vật, bắt đầu có ác mộng và những con thú nhồi bông mất dần vị thế quan trọng. Trẻ vui sướng nếu được làm như người lớn.
Xem thêm sản phẩm: túi ngủ
4 tuổi: Trẻ sợ thất bại, sợ chết chóc nếu chẳng may phải chứng kiến, khóc thét khi nghe tiếng sấm trong cơn giông, sợ những người có vẻ ngoài hung tợn và sợ bị lạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét