Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý cho giấc ngủ của bé
Thậm chí bé chỉ hơi họ hẹ hoặc mẩn đỏ một chút trên da thì mẹ đã cuống lên rồi. Vậy cần biết tình huống nào thì cần mời bác sỹ ngày, còn khi nào thì có thể chờ bác sỹ nhi đến khám định kỳ, và khi nào thì cần bình tĩnh vì không có gì đáng lo ngại cả?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cần đưa con đi cấp cứu ngay:
1. Môi tím tái: Nếu môi, niêm mạc miệng hoặc lưỡi của bé có biểu hiện, tự nhiên bị tím tái, có nghĩa là cơ thể của bé bị thiếu dưỡng khí.
2. Khó thở: Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng phát ra những âm thanh lạ như tiếng khò khè. Nếu bé tự nhiên thở gấp, khó thở đồng thời bé phải sử dụng hết mức các cơ hô hấp, nghĩa là bé đang gặp triệu chứng của suy hô hấp. Bạn cần đưa bé đễ bác sĩ để khám ngay
3. Nhiệt độ ở trẻ sơ sinh cao hơn 38 độ C: Nếu trẻ sơ sinh sốt trên 38 độ C thì cần gọi bác sỹ tới nhà khám, vì đây có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó, có thể bé bị cảm cúm và cũng có thể bé bị viêm màn não, vì thế các bác sỹ rất lưu ý tới chỉ số thân nhiệt ở mức độ này.
Bạn nên đo thân nhiệt của trẻ sơ sinh phải được đo tại trực tràng vì các phương pháp đo thân nhiệt khác không chính xác bằng.
Khi bé bị sốt cao như trên phải gọi bác sỹ ngay.
Bạn cần liên lạc với Bác sỹ để xác định nguyên nhân gây ra sốt, và cần thiết đưa đến bện viện ngay không? Nếu cần thiết thì trong bệnh viện các bác sỹ sẽ làm các loại xét nghiệm khác nhau, thậm chí nếu cần thiết các bác sỹ sẽ dùng tới phương pháp chọc dò tủy sống và chỉ định cho bé uống thuốc kháng sinh.
Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đã có hệ miễn nhiễm hoàn thiện hơn nên khi sốt không nguy hiểm bằng trẻ sơ sinh.
4. Vàng da tuần tiến: Nếu da bé sơ sinh có xu hướng ngày càng vàng, nghĩa là bé bị chứng vàng da tuần tiến. Nói chung thì không gây nguy hiểm gì cho bé. Có hiện tượng vàng da sinh lý, sau một thời gian triệu chứng sẽ tự động hết mà không cần phải điều trị. Nếu sau khi sinh một thời gian mà da bé vẫn tiếp tục bị vàng thì cần phải đưa bé đi khám ngay.
Bệnh vàng da xuất hiện do sự tích tụ bilirubin, một chất được hình thành do sự phân hủy của hồng cầu. Bilirubin được thải ra ngoài cơ thể bé khi đã được chuyển đổi tại gan.Sau khi sinh, gan của em bé làm việc chưa tích cực, do đó bilirubin sinh tích tụ và làn da trở nên có màu vàng. Bilirubin tăng mạnh có thể gây ra tổn thương cho não, có thể co giât
Để đào thải bilirubin cùng với phân ra ngoài cơ thể, ban nên cho bé ăn thường xuyên hơn. Đến bệnh viện để các Bác sỹ sử dụng đèn tia cực tím để giúp thúc đẩy quá trình phá vỡ bilirubin. Nếu tất cả các biện phá này không mang lại hiệu quả, các bác sỹ sẽ phải truyền máu cho trẻ.
5. Mất nước: Cho bé mặc bỉm à bạn thấy bỉm của bé khô ráo trong thời gian khá lâu thì có nghĩ là bé bị thiếu nước. Các bác sỹ nhi cho rằng ngày đầu tiên sau khi sinh bé cần thay bỉm một lần trong ngày, ngày thứ hai- 2 lần và cứ thế cho tới ngày thứ 6. Từ ngày thứ 7 trở đi, mỗi ngày bé phải thay bỉm 6 lần.
Biểu hiện mất nước nghiêm trọng: khô miệng, mắt bị hõm vào trong và trạng thái lờ đờ của bé.
Biện pháp: Hễ thấy con có dấu hiệu mất nước, cần phải liên lạc với bác sỹ ngay. Để phục hồi lại sự cân bằng nước và điện giải, các chuyên gia khuyên nên dùng dung dịch điện giải chứ không dùng nước. Nạp thêm nước vào cơ thể có thể dẫn tới tình trạng suy giảm lượng natri cần thiết và hậu quả là xuất hiện các cơn co giật.
Xem thêm sản phẩm cần thiết cho bé: cũi trẻ em autoru
6. Nôn ra mật xanh mật vàng: Khi ho nhiều, khi khóc, khi ăn quá no và khi bị rối loạn tiêu hóa cấp tính, nếu béôn ra mật xanh mật vàng là những dấu hiệu nguy hiểm. Đó có thể là do bị tắc ruột, còn nếu chất nôn ra có màu nâu thì có nghĩa là dấu hiệu chảy máu trong. Các trường hợp này cần phải đưa bé đi khám ngay. Nôn sau khi bị chấn thương là dấu hiệu của chấn thương sọ não.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét