Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

7 trò chơi kích hoạt khả năng phát triển thông minh cho bé dưới 1 tuổi

Cho bé trở thành 1 người nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, chắc rằng ai ai cũng mong muốn. Việc đầu tạo bé thành một người tài giỏi  không phải là chuyện đơn giản nhưng chỉ cần chú ý một chút trong những hoạt động, sinh hoạt hằng ngày bạn có thể kích thích được não bộ của bé phát triển hiệu quả hơn. Dưới đây là một số trò chơi cho trẻ dưới 1 tuổi để bố mẹ chơi cùng con khiến bé thông minh hơn:

Xem thêm: Bí kíp rèn bé sơ sinh đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Tận dụng gương mặt của bố mẹ:
Trẻ nhỏ rất thích nhìn vào những khuôn mặt. Chính vì thế, gương mặt của cha mẹ là đồ chơi tuyệt vời nhất cho bé bởi cha mẹ có thể làm cho mặt hài hước, ngộ nghĩnh và tạo ra tiếng động cùng một lúc. Bạn hãy di chuyển những ngón tay và đồ chơi lại gần rồi ra xa so với tầm nhìn của bé có thể cho bé nhìn theo. Thử nói từ hai phía bên tai của bé để trẻ học cách nhận diện giọng nói từ những hướng khác nhau.

Vì sao trẻ sơ sinh hay nhìn tay?

Sử dụng tên trẻ thật nhiều:
Bạn hãy nói chuyện với bé nhiều và đặc biệt hãy gọi tên của bé thật nhiều bằng giọng nói trìu mến, yêu thương, bạn hãy giới thiệu cho bé là mình tên gì, với cách này rất hiệu quả, bé sẽ có những phản ứng trong thời gian sớm nhất.

Trò chơi với những đồ vật có màu sáng:
Với bé sơ sinh thì tầm nhìn của bé chưa được xa nên ba mẹ hãy đề khuôn mặt của mình hay những món đồ chơi của bé càng gần càng tốt. Hãy kích thích các giác quan của bé bằng cách nói chuyện, hát cho bé, đồng thời cho trẻ nhìn thấy những vật sáng màu.

Trò tìm đồ cùng màu:
Từ 6 - 12 tháng tuổi là bé đã bắt đầu phát triển khả năng ghép những đồ vật có sự tương xứng lại với nhau. Tuy nhiên thì khái niệm về hình khối và màu sắc của bé vẫn còn chưa được rõ ràng. Cách đơn giản nhất để rèn luyện cho bé khả năng nhận biết được vấn đề này là hãy dạy cho bé cách phân loại những món đồ chơi có màu sắc giống nhau thành một nhóm.

Trò chơi với gương:
Cho bé nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình và mẹ trong gương và dạy bé vẫy tay, cười, làm mặt xấu,… trước gương để nhận ra sự giống nhau giữa hành động của bé và hành động của hình ảnh trong gương. Đây là cách rất tốt để kích thích khả năng nhận thức ở trẻ.

Trò “xuất hiện và biến mất”:
Khi bé được 8-9 tháng tuổi thì đã phù hợp với trò chơi này, bạn có thể chọn một số đồ vật quen thuộc với trẻ như búp bê, gấu bông, quả bóng,… để cho vào giỏ. Trước hết, cho trẻ được nhìn thấy đồ vật mà bạn muốn con đi tìm rồi đặt món đồ lại vào giỏ, sau đó yêu cầu con đi tìm lại món đồ đó, điều này có thể giúp kích thích được khả năng tư duy cũng như rèn tính kiên nhẫn.

Những cách dùng bỉm sai khiến bé dễ mắc bệnh

>> Xem thêm: Đèn ngủ cho bé

Trò sử dụng ngôn ngữ kí hiệu:
Khi bé đã hình thành được những ý tưởng phức tạp trong đầu trước cả khi chúng biết thể hiện những ý tưởng đó bằng lời nói. Một số nghiên cứu cho rằng, dạy trẻ một số mệnh lệnh đơn giản bằng ngôn ngữ kí hiệu có thể làm tăng chỉ số IQ của bé. Hãy bắt đầu dạy con bằng những mệnh lệnh đơn giản, ví dụ như “ăn” thì dùng hành động giả vờ đưa đồ ăn bằng tay vào miệng, “chơi” thì dùng chân chạy tại chỗ,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét